1. Khách Đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, tuổi thọ cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice

Răng bị ê buốt khi ăn đồ chua và cách xử lý

Thảo luận trong 'Viện Thẩm Mỹ' bắt đầu bởi Reviewnhakhoa231, 27/12/23.

XenForohosting

Những nhà tài trợ diễn đàn:

>> khu du lịch tà đùng đăk nông
>> may88 sân chơi uy tín
>> win79 châu âu
>> Cấp thẻ an toàn lao động
>> tour du lịch tết nguyên đán giá rẻ
>> VN88AZ online
>> win79 game số 1
>> 188bet ăn tiền thật
>> 8888bong trực tuyến
>> sunwin sân chơi uy tín
>> b29 game online

  1. (Nhà tài trợ: cty kiến trúc nhà số 1 tphcm) - Răng bị ê buốt khi ăn đồ chua thường xảy ra do men răng bị mài mòn làm tăng độ nhạy cảm của ngà răng và tủy răng. Tùy theo mức độ ê buốt, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng một số biện pháp tại nhà hoặc can thiệp các phương pháp y tế khi cần thiết.

    Răng bị ê buốt khi ăn đồ chua – Do đâu?

    Răng bị ê buốt khi ăn đồ chua là dấu hiệu của răng nhạy cảm. Răng nhạy cảm là tình trạng răng dễ ê buốt, khó chịu, đau nhức khi có những kích thích như vị chua, nhiệt độ quá nóng, quá lạnh trong thức ăn và không khí lạnh từ môi trường. Tình trạng này xảy ra nhiều ở người trưởng thành, đặc biệt gặp nhiều ở bà bầu và người cao tuổi.

    Cảm giác ê buốt khi ăn đồ chua gây ra không ít phiền toái khi thưởng thức các món ăn và đồ uống yêu thích. Hơn nữa, tình trạng này cũng có thể dấu hiệu cho thấy men răng bị hư tổn khiến ngà răng trở nên nhạy cảm với các yếu tố từ bên ngoài. Nếu không cải thiện, mức độ ê buốt, đau nhức khi ăn đồ chua có thể chuyển biến nặng dần theo thời gian, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe răng miệng mà còn gián tiếp tác động đến thể trạng và chất lượng cuộc sống.

    Một số nguyên nhân có thể khiến răng bị ê buốt khi ăn đồ chua:

    Men răng bị mài mòn: Men răng là lớp ngoài cùng có vai trò bảo vệ ngà răng và tủy răng. Tuy nhiên, men răng có thể bị mài mòn do chải răng quá lạnh, lạm dụng tẩy trắng răng, ăn đồ chua quá nhiều,… Men răng mài mòn khiến ngà răng bị lộ ra bên ngoài và trở nên quá cảm với các nhiệt độ, thức ăn.

    Sâu ngà: Sâu ngà là giai đoạn tiến triển của bệnh sâu răng. Khác với men răng, ngà răng có thể cảm nhận được nhiệt độ nóng lạnh, cảm giác ngọt và chua khi ăn uống. Do đó khi sâu răng ăn vào ngà, răng thường bị ê buốt khi ăn uống – đặc biệt là khi dùng thức uống và món ăn có vị chua.

    Răng nứt, mẻ: Răng nứt, mẻ là nguyên nhân khiến ngà răng bị lộ ra bên ngoài. Đây là điều kiện khiến tủy răng có thể cảm nhận được cảm giác và dẫn truyền tín hiệu thần kinh đến não bộ. Ngoài cảm giác ê buốt, răng nứt, mẻ còn tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào buồng tủy gây viêm nhiễm và hoại tử tủy.

    Xem thêm: nha khoa lava 3m có tốt không

    Răng ê buốt khi ăn đồ chua sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa: Sau khi hàn trám răng, tẩy trắng răng, bọc mão sứ, niềng răng,… răng sẽ bị ê buốt nhẹ do nướu răng chưa kịp thời thích nghi và phục hồi. Vì vậy trong thời gian này, răng sẽ phát sinh cảm giác ê buốt khi dùng đồ chua, đồ quá nóng hoặc quá lạnh.

    Tụt lợi: Chân răng được bao bọc bởi mô nướu – mô niêm mạc có màu hồng, cam nhạt. Ngoài tác dụng giữ chắc răng trên cung hàm, phần lợi này còn giúp giảm mức độ nhạy cảm của răng trong quá trình ăn uống. Khi lợi bị tụt xuống (do viêm nướu răng, viêm nha chu), răng dễ bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh và chua.

    Răng nhạy cảm bẩm sinh: Thực tế, một số người có men răng mỏng hơn bình thường do yếu tố di truyền. Tình trạng này khiến răng dễ bị ê buốt khi ăn đồ chua và có nguy cơ sâu răng cao hơn bình thường. Với những trường hợp này, cảm giác ê buốt khi ăn uống thường xảy ra từ khi còn nhỏ và kéo dài cho đến tuổi trưởng thành.

    Do ảnh hưởng của quá trình mang thai: Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Thực tế, có khoảng 70% thai phụ bị ê buốt răng khi dùng đồ chua, lạnh và nóng. Tình trạng này thường kéo dài trong suốt thời gian mang thai và thuyên giảm dần sau khi sinh nở.

    Răng bị ê buốt khi ăn đồ chua là tình trạng khá phổ biến. Với những trường hợp nặng, cảm giác ê buốt có thể lan đến não gây khó chịu trong quá trình ăn uống và sinh hoạt. Hơn nữa, đây cũng là dấu hiệu cho thấy cấu trúc của răng bị hư hại và tổn thương. Vì vậy nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên có các biện pháp khắc phục để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

    Cách khắc phục tình trạng ê buốt răng khi ăn đồ chua

    Ê buốt răng khi ăn đồ chua không thể tự thuyên giảm. Nếu chủ quan, tình trạng này có thể chuyển biến nặng hơn theo thời gian gây ra không ít trở ngại khi ăn uống và sinh hoạt. Tùy theo mức độ ê buốt răng, bạn có thể tự cải thiện bằng một số biện pháp tại nhà hoặc đến nha khoa trong trường hợp cần thiết.

    Các phương pháp cải thiện tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ chua:

    1. Các mẹo cải thiện răng ê buốt tại nhà

    Đối với trường hợp răng ê buốt nhẹ khi ăn đồ chua, bạn có thể tự cải thiện tại nhà bằng một số mẹo đơn giản như:

    Dùng các sản phẩm có tác dụng chống ê buốt: Các sản phẩm như kem đánh răng, gel bôi và nước súc miệng chống ê buốt có thể giảm mức độ nhạy cảm của răng và mô nướu. Sử dụng các sản phẩm này 2 – 3 lần/ ngày giúp giảm cảm giác đau nhức, ê buốt khi dùng thức ăn lạnh, nóng và chua. Đồng thời tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng và giảm nguy cơ mắc các bệnh nha khoa.

    Ngậm nước muối ấm: Ngậm nước muối ấm có thể giảm ê buốt răng tức thì. Nước muối có đặc tính sát trùng, tiêu viêm và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho men răng như canxi, phốt pho, magie,… Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng và hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

    Dầu dừa: Dầu dừa không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da mà còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng. Axit lauric trong nguyên liệu này có tác dụng kháng khuẩn và chống nấm, giúp ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, axit béo trong dầu dừa còn giúp làm dịu mô nướu và giảm độ nhạy cảm của ngà răng.

    Với những trường hợp răng ê buốt nhẹ, các biện pháp này có thể mang lại hiệu quả rõ rệt sau khoảng 3 – 4 tuần. Ngoài ra để tăng tốc độ tái khoáng men răng, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất như hàu, tôm, cua, tép,… Khi men răng được tái tạo và hồi phục, cảm giác ê buốt sẽ được cải thiện đáng kể.

    Xem thêm: nha khoa medlatec có tốt không

    2. Tìm gặp nha sĩ khi cần thiết

    Ngoài nguyên nhân do mòn men răng, răng bị ê buốt khi ăn đồ chua còn có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nha khoa như sâu răng, tụt lợi, răng nứt, mẻ,… Vì vậy, nếu tình trạng không có cải thiện khi áp dụng các mẹo cải thiện tại nhà, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.

    Sau khi xác định được nguyên nhân gây ê buốt răng khi ăn đồ chua, bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị như:

    Hàn trám răng: Hàn trám răng là phương pháp chữa ê buốt răng hiệu quả. Phương pháp này sử dụng vật liệu nhân tạo để trám bít hố rãnh và phục hồi men răng bị bào mòn. Hàn răng thường được áp dụng trong trường hợp ê buốt răng do mòn cổ chân răng và sâu răng.

    Ghép lợi (ghép nướu): Trong trường hợp răng bị ê buốt khi ăn đồ chua do viêm nha chu, viêm lợi răng tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật ghép lợi. Phần lợi được ghép sẽ giúp bao bọc lấy chân răng nhằm giảm tình trạng răng ê buốt và tăng mức độ bám của răng vào xương ổ răng.

    Bọc mão sứ: Đối với người có men răng mỏng bẩm sinh, răng bị hư hại và tổn thương nặng, bác sĩ có thể đề nghị bọc mão sứ. Mão sứ được chế tác từ nhiều nguyên liệu khác nhau với tác dụng chính là bảo vệ răng thật, phục hồi hình dáng và màu sắc tự nhiên của răng. Nếu có nhu cầu, bạn có thể bọc mão sứ nguyên hàm để sở hữu nụ cười rạng rỡ, tự nhiên.

    Răng bị ê buốt khi ăn đồ chua có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong trường hợp tình trạng không thuyên giảm khi áp dụng một số mẹo cải thiện tại nhà, bạn nên tìm gặp nha sĩ để được điều trị kịp thời. Răng ê buốt không được khắc phục sớm có thể gây ra nhiều phiền toái trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.

    https://www.youtube.com/@nhakhoathammysunshine
     

Chia sẻ trang này