1. Khách Đăng sai mục 1 lần là banned nhé ! Không nhắc nhở không báo trước nhé !
    Dismiss Notice
  2. Diễn đàn SEO chất lượng, tuổi thọ cao: aiti.edu.vn | kenhsinhvien.edu.vn | vnmu.edu.vn | dhtn.edu.vn | sen.edu.vn
    Dismiss Notice

Cách điều trị và chăm sóc răng bị ê buốt hiệu quả nhất

Thảo luận trong 'Viện Thẩm Mỹ' bắt đầu bởi Quanghieufinance2301, 2/1/24.

XenForohosting

Những nhà tài trợ diễn đàn:

>> khu du lịch tà đùng đăk nông
>> may88 sân chơi uy tín
>> win79 châu âu
>> Cấp thẻ an toàn lao động
>> tour du lịch tết nguyên đán giá rẻ
>> VN88AZ online
>> win79 game số 1
>> 188bet ăn tiền thật
>> 8888bong trực tuyến
>> sunwin sân chơi uy tín
>> b29 game online

  1. (Nhà tài trợ: cty kiến trúc nhà số 1 tphcm) - Răng ê buốt (nhạy cảm) là vấn đề nha khoa thường gặp. Tùy theo mức độ ê buốt răng, bạn có thể chăm sóc và điều trị bằng một số phương pháp như vệ sinh răng miệng đúng cách, liệu pháp fluor, hàn trám răng, bọc răng sứ, đeo máng nhai chống nghiến răng,…
    9 Cách chăm sóc, điều trị răng bị ê buốt hiệu quả nhất
    Răng ê buốt (răng nhạy cảm) là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp. Răng nhạy cảm là hiện tượng men răng bị mài mòn khiến ngà răng trở nên quá cảm với các yếu tố kích thích như không khí lạnh, thức ăn chua, món ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Cảm giác ê buốt thường bùng phát đột ngột và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng gây khó chịu, cản trở quá trình ăn uống và sinh hoạt.
    Răng ê buốt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào nguyên nhân cụ thể, bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc và điều trị sau:
    1. Vệ sinh răng miệng đúng cách – Biện pháp chăm sóc răng ê buốt
    Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý nha khoa, bao gồm cả răng ê buốt. Chăm sóc răng miệng hợp lý giúp men răng tái tạo, phục hồi, qua đó giảm tình trạng ê buốt và đau nhức khi ăn uống. Ngoài ra, duy trì các thói quen này còn duy trì hàm răng chắc khỏe và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề răng miệng.
    2. Liệu pháp fluor – Cách điều trị răng ê buốt hiệu quả
    Fluor là khoáng chất cần thiết giúp duy trì và cải thiện sức khỏe răng miệng. Nghiên cứu cho thấy, fluor có thể kết hợp với lớp ngoài của men răng tạo thành hợp chất cứng chắc fluorapatite. Hợp chất này có khả năng chống lại tác động của các vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng.
    Bằng cách bổ sung fluor, men răng bị mài mòn sẽ được tái tạo và phục hồi hoàn toàn. Qua đó giúp làm giảm mức độ quá cảm ngà và cải thiện tình trạng ê buốt răng hiệu quả. Hiện nay, liệu pháp fluor còn được áp dụng để phòng ngừa và điều trị sâu răng.
    Xem thêm: bọc răng sứ katana có tốt không
    3. Hàn trám răng
    Hàn răng (trám răng) là kỹ thuật nha khoa được áp dụng phổ biến trong nhiều trường hợp khác nhau. Phương pháp này sử dụng vật liệu nhân tạo để phục hồi chức năng và hình dáng của răng trong một số trường hợp như răng sâu, răng nứt, mẻ, răng hư hại, mòn cổ chân răng, răng bị chết tủy, viêm tủy răng không hồi phục,…
    Ê buốt răng do răng nứt, mẻ, sâu răng và mòn cổ chân răng sẽ được hàn trám để cải thiện. Tùy theo vị trí răng bị tổn thương, bác sĩ sẽ dùng một trong các vật liệu trám như xi măng, Amalgam, Composite, Inlay/ Onlay. Sau khi trám răng, tình trạng răng ê buốt trong quá trình ăn uống và sinh hoạt sẽ được cải thiện đáng kể.
    4. Sử dụng máng nhai chống nghiến răng
    Nghiến răng khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây mòn men răng khiến răng ê buốt và dễ đau nhức khi ăn uống. Đeo máng nhai là giải pháp giúp cải thiện tình trạng nghiến răng khi ngủ và giảm hiện tượng mòn men răng. Máng nhai là khí cụ có màu trong suốt được dùng để bao phủ toàn bộ lên răng nhằm giảm ma sát và áp lực giữa hai hàm.
    Đeo máng nhai khi ngủ giúp cải thiện tình trạng nghiến răng hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp này còn tạo điều kiện để men răng bị mài mòn có thể hồi phục và tái tạo. Trong trường hợp răng ê buốt nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định đeo máng nhai kết hợp với liệu pháp fluor hoặc can thiệp hàn trám răng nếu men răng bị hư hại nhiều.
    5. Bọc răng sứ trị ê buốt răng hiệu quả
    Bọc răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa được ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này sử dụng vật liệu nhân tạo (kim loại, sứ,…) để chế tác mão sứ có hình dáng và kích thước tương tự răng thật. Sau đó, tiến hành mài cùi răng thật và lắp răng sứ vào.
    Bọc răng sứ được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau như răng ố màu nặng, răng thưa, răng bị sứt mẻ, hư hại nghiêm trọng, răng chết tủy cần được bảo vệ để kéo dài tuổi thọ và răng ê buốt. Với trường hợp răng nhạy cảm, thường xuyên bị ê buốt, phương pháp này được cân nhắc cho những đối tượng sau:
    Người có men răng mỏng bẩm sinh, không cải thiện khi áp dụng các phương pháp thông thường
    Men răng bị hư hại nặng
    Răng sứt mẻ lớn không thể phục hình bằng Inlay/ Onlay
    Mão răng sứ có vai trò cách ly ngà răng với nhiệt độ nóng, lạnh và vị chua trong thức ăn. Ngoài ra, mão sứ còn giúp bảo vệ thân răng trước tác động của vi khuẩn, đồng thời phục hồi hình dáng và màu sắc tự nhiên của răng.
    6. Ghép nướu
    Ngoài các nguyên nhân thông thường như men răng bị mài mòn, sâu răng,… ê buốt răng còn bắt nguồn từ tình trạng tụt nướu làm lộ chân răng (xảy ra do viêm nha chu). Chân răng được bao bọc bởi mô nướu nên thường không tiếp xúc trực tiếp với thức ăn. Trong trường hợp tụt nướu, nhiệt độ nóng, lạnh, chua có thể kích thích cảm giác ở ngà răng gây ra tình trạng ê buốt và khó chịu khi ăn uống.
    Nếu xảy ra do hiện tượng tụt nướu, bác sĩ sẽ chỉ định ghép nướu răng (ghép lợi). Phương pháp này là thủ thuật tái tạo phần nướu răng để bao phủ toàn bộ phần chân răng bị lộ ra bên ngoài. Sau khi ghép lợi, cảm giác ê buốt răng khi ăn đồ lạnh, nóng sẽ được cải thiện rõ rệt.
    Ngoài tác dụng điều trị ê buốt răng, ghép lợi còn giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm, tăng độ thẩm mỹ cho nụ cười, phòng ngừa sâu răng, viêm nha chu và các bệnh nha khoa thường gặp. Đây là kỹ thuật khá phức tạp nên cần lựa chọn bệnh viện/ phòng khám nha khoa uy tín nếu có ý định thực hiện.
    7. Phẫu thuật nha chu trị ê buốt răng
    Phẫu thuật nha chu cũng được cân nhắc trong trường hợp ê buốt răng xảy ra do viêm nha chu. Phẫu thuật được thực hiện nhằm tái tạo mô nha chu quanh răng và làm sạch túi nha chu. Sau khi thực hiện phương pháp này, tình trạng ê buốt do tụt nướu sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, phẫu thuật nha chu kịp thời còn giúp phòng ngừa tình trạng răng lung lay và mất răng vĩnh viễn.
    Xem thêm: bọc răng sứ ceramill có tốt không
    8. Sử dụng thảo dược tự nhiên
    Ngoài các phương pháp y tế, một số thảo dược tự nhiên cũng có tác dụng giảm mức độ ê buốt và đau nhức răng. Áp dụng các mẹo chữa này thường xuyên có thể đẩy nhanh tiến độ hồi phục của men răng và giảm mức độ nhạy cảm của răng đáng kể.
    Các biện pháp cải thiện ê buốt răng bằng thảo dược tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ. Vì vậy, bạn nên kết hợp với chăm sóc răng miệng đúng cách và một số phương pháp y tế khác để kiểm soát tình trạng triệt để. Phụ thuộc hoàn toàn vào mẹo chữa dân gian có thể khiến tình trạng ê buốt trở nên nghiêm trọng dần theo thời gian.
    9. Thay đổi thói quen ăn uống
    Ê buốt răng có mối liên hệ mật thiết với thói quen ăn uống. Thống kê cho thấy, đa phần người gặp phải các vấn đề nha khoa nói chung và răng nhạy cảm nói riêng đều có các thói quen ăn uống không lành mạnh. Những thói quen này chính là yếu tố khiến men răng mài mòn, suy yếu dễ bị ê buốt và đau nhức.
    Vì vậy bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn cũng có thể cải thiện chứng ê buốt răng bằng cách thay đổi một số thói quen ăn uống như:
    Tránh sử dụng thực phẩm và đồ uống chứa nhiều axit như chanh, me, cóc, nước ngọt có gas,… Axit trong các loại thực phẩm và đồ uống này có thể khiến men răng bị mài mòn, tăng mức độ nhạy cảm và ê buốt.
    Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt có gas, bánh kẹo, socola, siro,… Đường làm tăng số lượng hại khuẩn trong khoang miệng và đẩy nhanh quá trình hủy khoáng. Hủy khoáng là hiện tượng hòa tan các mô cứng của men răng, ngà răng. Nếu quá trình này bị đẩy nhanh, men răng sẽ trở nên mỏng và nhạy cảm hơn.
    Thay đổi các thói quen có hại cho răng miệng như dùng thức ăn quá lạnh, quá nóng, nhai đá, ăn các thực phẩm có kết cấu dai, cứng,…
    Để men răng có thời gian hồi phục, nên dùng các món ăn mềm, lỏng và nguội. Ngoài ra, nên bổ sung thêm khoáng chất cần thiết như canxi, phốt pho, magie,… thông qua các thực phẩm lành mạnh như hàu, tôm, cá, nghêu, cua,…
    Bài viết đã tổng hợp một số cách chăm sóc, điều trị ê buốt răng hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên, bạn đọc sẽ hướng điều trị phù hợp để kiểm soát chứng răng nhạy cảm và bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.
    www.facebook.com/nhakhoathammysunshine
     

Chia sẻ trang này